1. Tài liệu luyện nghe không phù hợp
Mở một Audio nào đó lên và bắt tay vào luyện nghe, 5 phút sau, bạn chỉ muốn tắt ngay vì não bộ dường như không còn tiếp thu nữa. Đó chính là lúc bạn nên thành thật với bản thân mình rằng, bạn chả hứng thú với cái bạn đang nghe, và nên tìm một tài liệu khác phù hợp hơn.
Vậy thì tìm tài liệu như thế nào cho phù hợp, thì ta sẽ phân tích xem tại sao có một số tài liệu lại làm cho các bạn chán, và tài liệu như thế nào sẽ phù hợp với các bạn.
Thường các bạn sẽ chán theo những kiểu sau:
- Chủ đề làm bạn không hứng thú: BBC hay CNN hay Ielts chẳng hạn, những kênh trên mang tính thời sự, học thuật và được nhiều giáo viên gợi ý sử dụng. Song, khổ nổi, bạn có vẻ chỉ hào hứng lúc đầu, càng nghe... càng buồn ngủ. Vậy tại sao lại không chọn những chủ đề mà bạn thích nhỉ? Bạn thích nấu ăn, xem những chương trình về nấu ăn. Bạn thích sự vui nhộn, xem những game show giải trí... Chỉ vậy thôi, thử xem nào.
- Tài liệu khó quá, nghe không hiểu: Theo thuyết Hấp thụ ngôn ngữ của Stephen Krashen, ông cho rằng sự "hấp thụ ngôn ngữ" chỉ diễn ra khi người học tiếp xúc với những thông điệp mà họ hiểu được. Gọi khả năng hiện tại của người học là i, thông tin đầu vào mà người đó nên tiếp xúc là i + 1 (chỉ cao hơn một chút). Thông qua quá trình tiếp xúc với i + 1, người này sẽ dần dần lĩnh hội các thông tin mới trong sự liên quan mạch lạc với những gì họ đã hiểu. Ngoài ra, theo A.J. Hoge - cha đẻ của Effortless English cũng cho rằng, chúng ta nên chọn những tài liệu mà chúng ta có thể hiểu được trên 95%, vì những tài liệu mà bạn chỉ có thể hiểu được 50-60% sẽ không giúp gì được các bạn cả, 40-50% còn lại, các bạn hoàn toàn không hiểu, và những âm thanh đó được so sánh với tiếng ồn ào, chẳng khác gì tiếng xe cộ ngoài đường. Và việc cố gắng nghe những âm thanh ồn ào để cải thiện tiếng Anh của các bạn thì quả thật là vô nghĩa.
2. Hãy nghe một cách "lưu động"
Đừng chỉ ngồi ì một chỗ mà luyện nghe. Cho dù tài liệu đó có thú vị và dễ hiểu đến nhường nào, thì bạn sẽ ra sao nếu nó kéo dài 1 - 2 tiếng?
Phúc thường đeo tai nghe, tải podcast về điện thoại và dành 30' - 1 tiếng rưỡi mỗi ngày vừa đi bộ, vừa luyện nghe. Bạn hãy thử xem, lúc này cơ thể và não bộ của bạn sẽ cùng hoạt động, máu huyết lưu thông đều đặn, nên bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản nữa.
Ngoài ra bạn cũng có thể luyện nghe khi bạn đang rửa chén, lau nhà, trên đường đi làm hoặc đến trường... Đỡ hơn ngồi một chỗ, tê cả mông đúng không nào?
Đến đây, đối với các bạn có trình độ tiếng Anh cơ bản sẽ rất khó khăn trong việc chọn tài liệu. Nên Phúc sẽ chia sẻ cho các bạn một số tài liệu mà trước đây Phúc đã từng sử dụng. Tuy nhiên, có thể nó chỉ phù hợp với Phúc mà không phù hợp với bạn, thôi thì các bạn cứ tham khảo, rồi tìm thêm một số tài liệu khác nữa nhé.
- Extra English (Một bộ phim hài hước sử dụng tiếng Anh đơn giản): https://www.youtube.com/watch?v=Yft-iOeeMMA&list=PLznElfIwNS2rvadiqdhMmvoiKhFC4MFKB
- Let's Talk in English (Chương trình học tiếng Anh với những chủ đề thú vị): https://www.youtube.com/watch?v=jw0TfWFTZQ8&list=PL04E16B558D947578
- Pinkfong (Những câu chuyện cổ tích hài hước): https://www.youtube.com/watch?v=Fg_Q0Hp9XKI&list=PLQiKLJnked46p1c8ZyY6NGlebzcCg2Ro4
Chúc các bạn luyện nghe thật vui vẻ ^^ Phúc cũng phải đi luyện nghe tiếp đây.
HOÀNG PHÚC
1 Nhận xét
Very Useful
Trả lờiXóa