KỸ THUẬT HỌC TIẾNG ANH QUA PHIM - MOVIE TECHNIQUE



   Khoan đã... học tiếng Anh qua phim liệu có hiệu quả?   
   Ai cũng nghe lời khuyên rằng học tiếng Anh qua phim hiệu quả lắm, vì:
- Tiếng Anh trong phim là tiếng Anh thực, chứ không phải "How are you? I'm fine, thank you" như trong Textbook (Sách giáo khoa). 
- Tính giải trí cao, có thể vừa học, vừa thưởng thức phim, quá tuyệt.
- Tài liệu Có thể tự học ở nhà, không tốn tiền.
   Song, sự thật mất lòng! Ngày đầu tiên bạn bắt đầu mở một bộ phim tiếng Anh lên và... Mình phải làm gì bây giờ? Xem Vietsub hay Engsub? Xem mấy lần? 1 tuần xem mấy bộ? Làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ a?... Và tệ hơn, khi thấy một số "cao nhân" xem phim tiếng Anh không cần sub, bạn cũng làm theo. Sau một thời gian, bạn sẽ chán nản và bỏ thôi.




 "No understading = No learning": Nếu bạn xem phim tiếng Anh mà không hiểu thì bạn chẳng học được gì cả. Vậy là học tiếng Anh qua phim chỉ có lợi cho những bạn có trình độ Advanced => Chúng ta đừng học tiếng Anh qua phim nữa, không hiệu quả tí nào...

  Noooooooo... Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu, chúng ta sẽ sử dụng một kỹ thuật đặc biệt, để giúp cho những bạn có trình độ Elementary vẫn học tiếng Anh qua phim được. Và kỹ thuật đó được A.J. Hoge - Tác giả của Effortless English - gọi là "Effortless English Movie Technique".
 


EFFORTLESS ENGLISH MOVIE TECHNIQUE



   Kỹ thuật học tiếng Anh qua phim này rất dễ áp dụng, nhưng các bạn phải đọc kỹ các bước và làm theo từng ngày thì mới hiệu quả nhé.

   Ngày 1: Tìm & xem phim
   Ngày đầu tiên các bạn sẽ tìm cho mình một bộ phim phù hợp. Nhớ theo tiêu chí của LEBY nhé (Bạn thích - Bạn hiểu - Bạn thoải mái). Kinh nghiệm của ad là hãy cân nhắc với những bộ Sitcom mà mọi người hay gợi ý cho các bạn như "Friends" hoặc "How I met your mother"... Vì Sitcom dùng rất nhiều "thành ngữ" gây cười liên quan đến văn hóa riêng của quốc gia họ. Nên đôi lúc các bạn sẽ chẳng hiểu gì cả, vì nó "không phổ biến".
   Sau khi chọn được phim thì các bạn chỉ việc xem hết bộ phim đó thôi, xem với Vietsub cũng được. Mục đích là để các bạn hiểu được nội dung của phim => Xong, vậy là các bạn đã hoàn thành ngày thứ nhất hoàn toàn nhẹ nhàng và thoải mái.


   Ngày 2: Chọn cảnh phim để học
   Thật là kinh khủng khi chỉ trong một ngày mà ta phải học nguyên 1 bộ phim dài gần 2 tiếng. Có biết bao nhiêu là từ vựng, ngữ pháp, hội thoại... Chắc sẽ điên mất. Vậy nên các bạn sẽ chia nhỏ bộ phim ra thành nhiều cảnh, các bạn nên chọn 1 cảnh phim từ 2 - 3 phút thôi. Chỉ 2 - 3 phút thôi cũng đã có khá nhiều thứ để cho các bạn học rồi đấy.
   Sau khi đã chọn được cảnh phim đầu tiên (2 - 3 phút), việc các bạn cần làm là:
   - B1: Xem cảnh phim đầu tiên đó bằng Engsub (Phụ đề tiếng Anh)
   - B2: Ghi ra giấy tất cả những từ vựngcụm từ mà các bạn không biết.
   - B3: Sau khi xem xong, các bạn tra nghĩa của những từ, cụm từ mới mà các bạn đã ghi trong giấy.
   - B4: Các bạn xem lại cảnh phim đó một vài lần nữa (3 lần hoặc hơn) & Để ý những từ, cụm từ mới mà các bạn mới ghi được.
   Thế là xong ngày thứ hai, cũng khá là nhẹ nhàng hen!


   Ngày 3: Xem lại cảnh phim mà không có subtitle
   - B1: Mở cảnh phim đầu tiên lên, tắt subtitle & xem thôi ^^
   - B2: Sau đó, các bạn sẽ lấy tờ giấy mình đã ghi từ, cụm từ ở ngày thứ hai ra để xem lại cho nhớ.
   - B3: Xem lại cảnh phim đó một vài lần nữa (3 lần hoặc hơn). Lúc này các bạn đã bắt đầu hiểu hơn, và nhớ từ vựng nhiều hơn rồi đó.

   Ngày 4: Luyện phát âm (Nghe, Dừng & Lặp lại)
   - B1: Nghe câu đầu tiên của cảnh phim mình chọn.
   - B2: Sau khi nghe xong, bấm dừng.
   - B3: Lặp lại câu đó sao cho giống diễn viên nhất hết sức có thể.  Các bạn nhớ là hãy lặp lại luôn cả "cảm xúc", "phát âm", "ngữ điệu" của diễn viên trong phim từng câu từng chữ nhé. Nó sẽ thú vị lắm đấy! 


   Ngày 5: "Tracking" với Engsub
   "Tracking" (Chạy đua, đuổi theo) là kỹ thuật diễn tả việc nghe và nói cùng lúc với diễn viên.
   Ở ngày thứ 5, các bạn hãy sử dụng kỹ thuật tracking này với sự hỗ trợ của Engsub nhé. Mặc dù vậy, các bạn sẽ cảm thấy hơi khó, đôi lúc diễn viên nói nhanh quá, các bạn nói theo không kịp. Cũng không sao hết, các bạn cứ làm nhiều lần (3 lần hoặc hơn), rồi sẽ kịp thôi mà!




   Ngày 6: Tracking không nhìn Engsub
   - B1: Các bạn cũng sử dụng kỹ thuật tracking, nhưng không được nhìn sub nữa, và cố gắng làm tốt nhất hết sức có thể nhé.
   - B2: Trong quá trình Tracking, các bạn hãy ghi âm lại giọng của mình.
   - B3: Mở lại cảnh đầu tiên của phim, sau đó so sánh giọng mình với diễn viên. Tất nhiên là giọng của bạn sẽ không giống y hệt được, nhưng cứ thư giãn thôi nhé, đừng quá căng thảng. Chỉ cần xem xem bạn gần giống đến mức nào, chỗ nào giống, chỗ nào chưa giống để cải thiện mà thôi.

   *Ngày tiếp theo, các bạn lặp lại y chang các bước với cảnh phim thứ 2. Và cứ thế tiếp tục mà thôi.



MỘT CHÚT CHIA SẺ CÁ NHÂN...

   Đầu tiên sẽ là chia sẻ một trang web tiếng Anh có Engsub cho các bạn -123 Movie: https://123moviesjr.cc/123movies
   

   Do là web film free, nên quảng cáo hơi nhiều ^^ Các bạn chịu khó nhé!
    
   Sự hiệu quả kì diệu
   Học hết một bộ phim có khi mất vài tháng, nhưng khi nhìn lại những bản ghi âm của mình, các bạn sẽ thấy trình độ tiếng Anh của các bạn đã tiến bộ vượt bậc. Phúc đã thử nghiệm, và cảm thấy rất hiệu quả.
- Listening: Nghe tốt hơn, hiểu nhanh hơn, quen dần với tốc độ nói nhanh của người bản ngữ.
- Vocabulary: Vốn từ vựng tăng lên rất nhiều, vì bạn đã học nguyên 1 bộ phim luôn mà ^^
- Pronunciation: Do nghe, lặp lại, bắt chước cảm xúc và ngữ điệu của diễn viên nên các bạn phát âm ngày càng rõ hơn, và ngày càng giống với người bản ngữ.
- Spoken Grammar: Sử dụng ngữ pháp khi nói tốt hơn, do nghe nhiều Spoken Grammar từ diễn viên.
- Speaking: Cảm thấy dễ dàng diễn đạt lời nói của mình hơn vì vốn từ vựng nhiều hơn & ngữ pháp ngày một cải thiện.


   Mục tiêu là hết sức cần thiết
   Song, nếu các bạn đơn thuần chỉ là làm theo các bước bên trên và bắt tay vào học thì các bạn sẽ giống như con thuyền cứ trôi lênh đênh mãi trên đại dương mà chẳng biết bao giờ đến bờ. Vậy nên hãy đặt mục tiêu cho việc học của mình. Ví dụ: Lập mục tiêu tháng tới bạn sẽ "Hoàn thành 6 cảnh phim trong 30 ngày".
   Sau 30 ngày đó, bạn thống kê lại số từ vựng, cụm từ mà bạn đã học được. Bạn có thể ghi âm lại Cảnh 1 của phim một lần nữa và so sánh với bản ghi âm đầu tiên của bạn. Sau đó cảm nhận sự tiến bộ về Pronunciation của mình.

   "Chỉ khi bạn nhìn thấy được thành quả của chặng đường bạn vừa đi thì bạn mới có động lực để đi tiếp chặng đường mới." - Câu này Phúc nói, khỏi trích dẫn nha.

   Lập mục tiêu => Chinh phục mục tiêu => Cảm nhận thành quả => Lập mục tiêu mới => ...  Bạn biết phải làm gì rồi chứ ^^




   Làm gì khi bị chán
   Sau một thời gian dài kiên nhẫn với Movie Technique, những thử thách như Tracking không còn làm khó các bạn được nữa. Các bạn sẽ dần cảm thấy chán và dần cảm thấy mệt mỏi... Đó chính là dấu hiệu cho thấy các bạn đang ở Plateau (Thuật ngữ chỉ sự mắc kẹt, chậm cải thiện, diễn ra ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống). Song, hãy vui khi đang ở Plateau thay vì rầu rĩ nhé, vì đó là dấu hiệu cho thấy các bạn chuẩn bị bước qua Level mới của tiếng Anh.
   Trong giai đoạn Plateau, các bạn nên thư giãn, vì lúc này các bạn cần thời gian để thích nghi với Level mới của tiếng Anh, vì Plateau chính là bước chuyển tiếp giữa 2 level mà.
   Thư giãn ở đây không có nghĩa là bỏ tiếng Anh qua một bên, ta chỉ đơn giản là bỏ qua các mục tiêu mà thôi. Hãy duy trì thói quen tiếng Anh bằng cách xem 1 bộ phim chỉ đề thưởng thức thôi (Ném chữ "học" qua một bên nào) hay là đọc một Chương truyện tranh, truyện chữ bằng tiếng Anh mỗi ngày chẳng hạn.



   Các bạn xem thêm bài viết về Thiết lập thói quen tiếng Anh hằng ngày để vượt qua giai đoạn Plateau này nhé.
   Khi nào chúng ta cảm nhận được động lực và sự hào hứng quay trở lại, thì hãy bắt đầu tiếp. Trở lại với mục tiêu rõ ràng và chinh phục tiếng Anh tiếp nào ^^

HOÀNG PHÚC
   

Đăng nhận xét

0 Nhận xét