Câu trả lời của ad là CÓ nhen!
Hỏng học ngữ pháp sao biết đường nói chiện, đâu có học từ vựng xong cái ghép ghép lại, rồi kéo thằng bạn thân lại nói "Today, I seven love" (hôm nay tui thất tình). Thế là nó cũng nhiệt tình hỏi lại "You yes sad no?" (bạn có buồn không?), rồi ngậm ngùi trả lời "No where star" (không sao đâu)...
Chủ đề hôm nay không cần bàn luận nhiều, chuẩn bị học ngữ pháp thôi. Giới thiệu hẳn cho các bạn cuốn sách ngữ pháp mang tên "Grammar In Use", bấm cái "kịch" vô là tải về và học thôi. Sách có 145 chuyên đề ngữ pháp, học xong 145 chuyên đề đó các bạn sẽ... trở thành một "Chuyên gia phân tích ngữ pháp". Còn chiện bạn có nói, hay viết tiếng Anh đúng ngữ pháp hay không thì... chưa biết, đó là công trình mà khoa học vẫn đang nghiên cứu ^^
Tại sao ở trường, bạn thậm chí học và nhớ các "quy tắc ngữ pháp" rất tốt mà khi giao tiếp tiếng Anh vẫn bị mắc lỗi ngữ pháp?
Thử hỏi ngược lại xem nào, bạn nói tiếng Việt cực tốt, vậy bạn có nhớ và học tốt các quy tắc ngữ pháp tiếng Việt hay không? Bạn nhớ được bao nhiêu khái niệm và cách dùng của: Từ láy bộ phận, từ láy toàn bộ, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp, câu ghép chính phụ, câu ghép đặc biệt...
Hay bây giờ ad trả bài bộ môn "Ngữ pháp tiếng Việt" của bạn nè: Hãy nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?... Thôi được rồi đừng nghĩ nữa, 0 điểm về chỗ. Trả lời thì thiếu ý, lại còn không vẽ sơ đồ minh họa chuyển đổi, ad mà là cô giáo Thảo, ad sẽ bắt bạn xòe tay ra và... đá bạn téc đít.
Đây mới là câu trả lời xứng đáng được điểm 10 nè:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ "bị", hay "được" vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Lưu ý:
- Không phải câu nào có các từ "được, bị" cũng là câu bị động.
- Khi chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động, chú ý tới sắc thái nghĩa của câu khi dùng từ "bị" hay "được".
- Câu bị động thường được sử dụng khi các chủ thể hoạt động chưa rõ ràng, chưa biết, hay không cần thiết.
Việc học ngữ pháp cũng vậy, những quy tắc ngữ pháp chỉ mang tính chất tham khảo (trừ khi bạn là nhà Khoa học nghiến cứu ngôn ngữ). Muốn nói và viết đúng ngữ pháp thì bạn hãy "leo lên xe và đạp đi".
Vậy câu hỏi thông minh ở đây là "Nên phải đạp xe như thế nào cho mau thuần thục?" (Nên học ngữ pháp thế nào cho mau tiến bộ?). Chứ không phải là "Có nên học chạy xe đạp hay không?". Xong rồi nghe mấy ông nhà Ngôn ngữ học trả lời "Có chớ mạy"... Thế là bạn hì hục lôi ngay cuốn "Grammar in use" ra học liên tục 145 chuyên đề Ngữ pháp tiếng Anh, học liền tay liền chân, học gấp gầm gập gầm gấp gập để kịp nói mấy câu thông thái ra khè bạn bè, như "Ok, no star where"...
Theo nghiên cứu của ad thì ngữ pháp chỉ có 2 loại thôi, đó là Spoken Grammar (Ngữ pháp sử dụng khi nói) và Written Grammar (Ngữ pháp sử dụng khi viết). Còn thể loại ngữ pháp nào xuất hiện trên cõi đời này nữa thì đó là chiện khoa học vẫn đang nghiên cứu hen!
Văn viết khác văn nói ở chỗ là dùng câu cú ngắn gọn hơn, súc tích hơn, song ngữ pháp lại phức tạp hơn. Đó là lí do mà văn viết sử dụng câu ghép rất nhiều, một câu diễn tả 2-3 ý, có khi bạn muốn diễn tả lại câu nói đó cho người khác hiểu thì phải mở hẳn 1 cái Workshop hoặc Talkshow rồi mời ad Hoàng Phúc về làm MC chương trình cho bạn. Vậy nên, xác định xem mình học để Nói hay để Viết cũng rất quan trọng cho việc học của bạn.
Học ngữ pháp để nói:
Cách tốt nhất là bạn cứ nghe thật nhiều thôi, ngày nào cũng luyện nghe tiếng Anh, nghe nhiều thật nhiều rồi ngữ pháp nó sẽ tự chui vô đầu bạn mà không mắc công phải học. Ví dụ mấy câu "What's your name?", "How are you? I'm fine, thank you, and you?" là chưa bao giờ ad thấy ai nói sai ngữ pháp hết. Vì mấy câu đó, đi đâu cũng "nghe" hết, do nghe nhiều nên nó thành phản xạ luôn, tới lúc cần thì bắn ra là đúng y chóc 100%, ko hề sai 1 li ngữ pháp nào... Vậy nói được ngữ pháp đúng, thì bạn cần "nghe ngữ pháp đúng" chứ không phải nghe từ thằng bạn cùng bàn, kiểu như "Today, I seven love" hen.
Các bạn cứ luyện nghe nhiều vào, chừng nào nghe chán quá, nghe hết nổi thì xem bài này rồi luyện tiếp: "Làm gì khi luyện nghe tiếng Anh làm bạn chán?"
Học ngữ pháp để viết:
Học "ngữ pháp nói" bằng cách "luyện nghe", vậy chúng ta sẽ học "ngữ phá viết" bằng cách "luyện đọc". Mỗi ngày đọc một ít, dần dần, ngữ pháp trong những cuốn sách mà bạn đọc, sẽ in sâu vào tiềm thức của bạn. Sau 1-2 năm kiên trì luyện đọc mỗi ngày, không những bạn viết đúng ngữ pháp, mà lối văn của bạn còn bay bổng như chim như cò, lí do là bạn đọc qua rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, với những lối viết văn cũng "hay" khác nhau nữa.
Tới đây chắc bạn bĩu môi: "Đọc tiếng Anh mỗi ngày? Sao làm được, chắc chán chết luôn á"... Suỵt! Ad sẽ chia sẻ cho riêng bạn, chi một mình bạn thôi, đừng cho ai khác biết nhen, đây là bí quyết giúp bạn từ lười đọc trở thành nghiện đọc, click vào đây!
Học Ngữ pháp đơn giản như vậy đó. Cứ kiên trì NGHE & ĐỌC sau 6 tháng, 1 năm rồi 2 năm, bạn sẽ ngạc nhiên vì kỹ năng Speaking & Writing càng ngày càng cải thiện đáng kể, vì nhờ một bụng Ngữ pháp đang lên nòng, chuẩn bị bắn thôi. Nhớ đem cuốn "Grammar in use" đem trả lại cho mấy Nhà ngôn ngữ học nha, hỏi ổng coi "You yes sad no?"
HOÀNG PHÚC
0 Nhận xét